Công thức tính điện dung của tụ điện có cấu tạo đặc biệt Điện dung

Với C là điện dung của tụ điện (F), ε là hằng số điện môi của lớp cách điện giữa hai bản tụ, ε₀, k là hằng số điện với ε 0 = 1 4 π k {\displaystyle \varepsilon _{0}={\frac {1}{4\pi k}}} và k ≈ 9.10 9 N m 2 C 2 {\displaystyle k\approx 9.10^{9}{\frac {Nm^{2}}{C^{2}}}} , ta có công thức tính điện dung của các tụ điện có cấu tạo đặc biệt như sau:

Tụ điện phẳng

C = ε ε 0 S d = ε S 4 π k d {\displaystyle C={\frac {\varepsilon \varepsilon _{0}S}{d}}={\frac {\varepsilon S}{4\pi kd}}}
  • d là chiều dày của lớp cách điện hay khoảng cách giữa hai bản tụ (m).
  • S là diện tích bản tụ (m²).

Tụ điện trụ

C = 2 π h ε 0 ln ⁡ R 2 R 1 {\displaystyle C={\frac {2\pi h\varepsilon _{0}}{\ln {\frac {R_{2}}{R_{1}}}}}}
  • h là chiều cao của bản tụ (m).
  • R₁ là bán kính tiết diện mặt trụ trong, R₂ là bán kính tiết diện mặt trụ ngoài.

Tụ điện cầu

C = 4 π ε 0 R 1 R 2 R 2 − R 1 {\displaystyle C={\frac {4\pi \varepsilon _{0}R_{1}R_{2}}{R_{2}-R_{1}}}}
  • R₁ là bán kính mặt cầu trong, R₂ là bán kính mặt cầu ngoài.